![]() |
Google thừa nhận "nghe lén" người dùng kể cả khi trợ lý Assistant chưa kích hoạt. Ảnh: 9to5Google. |
Theo Android Authority, các trợ lý như Google Assistant, Amazon Alexa liên tục nghe các từ kích hoạt như "OK Google" hay "Alexa". Tuy nhiên, đa số người dùng cho rằng chỉ những câu lệnh theo sau mới được ghi âm. Do đó, những gì được Google thừa nhận trước cơ quan Ấn Độ sẽ đặt ra những lo ngại mới về quyền riêng tư.
Ban hội thẩm do ông Shashi Tharoor đứng đầu cho rằng việc ghi âm câu lệnh người dùng với Google Assistant là vi phạm quyền riêng tư. Thành viên trong ban cũng yêu cầu các công ty công nghệ, bao gồm Google khắc phục mọi lỗ hổng trong cơ chế bảo mật dữ liệu hiện có.
Năm 2019, một trong những nhân viên nghe lệnh của Google đã rò rỉ các file âm thanh cho một tờ báo của Bỉ, Android Authority đưa tin.
Chính sách quyền riêng tư của Google cho biết đôi khi, trợ lý ảo sẽ kích hoạt nhầm do phân tích sai âm thanh xung quanh giống câu lệnh "OK Google". Nếu điều đó xảy ra, người dùng chỉ cần nói "không liên quan đến bạn" và đoạn ghi âm sẽ được xóa.
"Trong điều khoản sử dụng, Google ghi rõ câu lệnh giữa người dùng với loa thông minh và trợ lý ảo được ghi âm và lưu trữ. Tuy nhiên, điều khoản không đề cập việc các nhân viên cũng có thể nghe đoạn trích từ file ghi âm. Chính sách của Google cũng nói rõ chỉ chia sẻ thông tin cá nhân ra ngoài nếu được người dùng cho phép", một thành viên thuộc ban điều tra Google tại Ấn Độ cho rằng công ty đã vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư người dùng.
Đây không phải lần đầu Google vướng vào những bê bối quyền riêng tư. Trước đó, hàng loạt ứng dụng của Google như Chrome, Google Maps, Google Photos bị phát hiện thu thập quá nhiều dữ liệu nhờ tính năng mới trên kho ứng dụng App Store của Apple.
(Theo Zing)
ictnews Google vừa thừa nhận một số đối tác làm lộ hơn 1.000 bản ghi các cuộc trò chuyện riêng tư của người dùng Google Assistant.
" alt=""/>Google Assistant lén ghi âm người dùngTIN BÀI KHÁC:
Mẹ chỉ chiều con dâu nhiều tiền…Trung tá Phạm Cánh Quân và tập truyện ký “Cuộc chiến cam go”.
Hình tượng chú công an được mặc định trong con mắt trẻ thơ có lẽ là với nét phác họa rắn rỏi, nghiêm trang, quả cảm nhưng không kém phần phúc hậu, nhiệt thành, vui tươi và mộc mạc. Một điều thú vị là bất kỳ ai tiếp xúc với Trung tá Phạm Cánh Quân (bút danh Phạm Quân), Đội phó Đội Phòng chống ma túy Công an quận Hoàn Kiếm, thì đều cảm thấy khớp với hình dung về một chiến sĩ công an như vậy. Dễ thấy ở anh một sự gần gũi, tâm huyết với nghề và tấm lòng tử tế với đời, với người, đặc biệt là sự lạc quan, yêu đời dù công việc muôn phần khắc nghiệt và nguy hiểm.
Cuốn sách Công an phố cổ của anh ra đời là sự chia sẻ chuyện nghề, chuyện đời mà anh có dịp trải nghiệm trong tư cách một chiến sĩ công an của Thủ đô. Trong tác phẩm, anh tái hiện tuổi thơ vất vả nhưng tươi đẹp ở khu Giảng Võ, những hồi ức sinh viên đầy kỷ niệm, cho đến những ngày đầu trở thành người chiến sĩ công an nhân dân. Tác giả cũng chia sẻ những vụ án nơi phố cổ mà anh đã thụ lý, từ thế giới ngầm ẩn dưới vẻ ngoài hào nhoáng ở nơi phồn hoa bậc nhất cho đến những thân phận người đa dạng. Qua ngòi bút của tác giả, người đọc cảm nhận được tấm lòng của người viết, cũng như sự thấu cảm của một người trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ người dân, thực thi công lý.
Đến cuốn thứ hai, Cuộc chiến cam go, là những câu chuyện được ghi nhận khi tác giả chuyển công tác sang Công an quận Hoàn Kiếm để điều tra các vụ án về ma túy. Ở cuốn sách hơn 300 trang này, tác giả khái quát sinh động các chất gây nghiện lâu đời cho đến các loại ma túy tổng hợp thế hệ mới và phần sau là chi tiết những vụ án ma túy li kỳ mà ở đó nhiều nhân vật chính đã được nhắc tới trên báo chí một thời.
Trung tá Phạm Cánh Quân chia sẻ: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy là một trong những cuộc chiến khốc liệt, dai dẳng, vất vả và nhiều hy sinh nhất. Từ nhỏ tôi đã bị ám ảnh bởi bộ phim “Bạch tuộc” và rất thích nhân vật thanh tra Cattani. Từ khi học chuyên ngành điều tra cho đến khi ra trường bao năm làm hình sự nhưng cũng không nghĩ sau này mình được tham gia trực tiếp vào cuộc chiến cam go này. 16 năm đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy cũng gọi là dài và tôi đã trải qua gần như hầu hết các mặt công tác từ điều tra tố tụng, trinh sát, chỉ huy phá án... Trải nghiệm thực tế từng đấy năm mới thấy lính chống ma túy tuy nghèo nhưng rất chân thành, tình cảm, đoàn kết, gắn bó và nhường nhịn, hy sinh cho nhau”.
Ngoài thường xuyên cộng tác giảng dạy về chuyên ngành tại các trường đại học, Trung tá Phạm Cánh Quân vẫn dành thời gian ít ỏi cho những buổi tuyên truyền tại các trường phổ thông. Là một người trực tiếp thực hiện công tác phá án, anh luôn trăn trở khi hiểm họa ma túy xâm nhập vào giới trẻ với tính chất ngày một nguy hiểm và phức tạp.
Anh cho biết hiện nay ma túy tồn tại dưới dạng đồ ăn (bánh lười, kẹo cần sa, chocolate cần sa...), thức uống (trà sữa, nước vui, trà dâu...), các pod thuốc lá điện tử. Chính vì thế mà rất nhiều bậc phụ huynh có con ở tuổi teen thường cậy nhờ mang con đến "chú Quân" để huấn luyện vài buổi về các kỹ năng và kiến thức chống lại sự cám dỗ đầu đời đối với các chất gây nghiện. Là người hoạt ngôn với lối hùng biện hài hước, mỗi lần lên thuyết trình, Phạm Cánh Quân luôn thu hút sự lắng nghe của cả cô thầy lẫn học trò.
Cho đến giờ, dù bận đến mấy, Phạm Cánh Quân vẫn không từ bỏ thói quen đọc sách mỗi tối, đặc biệt là những đêm trực ca mà không phải đánh án. Có lẽ đam mê văn học là vậy nên chất hào hoa của người công an phố cổ luôn thấp thoáng trong cả hai cuốn sách hiếm hoi viết về những câu chuyện phố, bởi ở đó không chỉ có nghiệp vụ mà còn cả tâm hồn và tình người.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>'Cuộc chiến cam go' của Trung tá 'Công an phố cổ'